Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Làm thế nào để phòng ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất?

Nguyên nhân chủ yếu gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ là nhiễm HPV (human papilloma virus). Nhiễm HPV là tình trạng thường gặp và có thể gây ra ung thư hoặc các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, mụn cóc sinh dục. Ung thư cổ tử cung là một trong hai loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ hiện nay. Vậy chúng ta cần phải có biện pháp gì để phòng tránh bệnh này? các bạn cùng Cachchuabenh.net đi tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung sau đây nhé!


Các biện pháp phòng bệnh ung thư cổ tử cung là gì?

1. Khám phụ khoa định kì 6 tháng/lần, để phát hiện sớm các bệnh phụ nữ thường gặp, làm thêm xét nghiệm tế bào cổ tử cung (pap smear) để kiểm soát bệnh ung thư cổ tử cung hữu hiệu nhất.

2. Tiêm vắcxin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung.

3. Chung thủy 1 vợ 1 chồng, không quan hệ với nhiều bạn tình.

4. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, không đẻ nhiều con.

5. Thực hiện an toàn tình dục: sử dụng biện pháp tránh thai an toàn.

6. Tránh xa thuốc lá, và các chất kích thích.

7. Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục hàng ngày, trước và sau khi quan hệ.

Bên cạnh đó thực phẩm cũng là yếu tố phòng ngừa ung thư hữu hiệu:
  • Dâu tây: loại quả có chứa các chất ngăn chặn tế bào ung thư rất tốt.
  • Sô cô la rất tốt cho sức khỏe, chứa chất catechin, có tác dụng phòng bệnh tim mạch, đột quỵ và ung thư.
  • Gừng và nghệ có chứa thành phần curcumin có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư.
  • Trà xanh: chống lại tế bào ung thư.
  • Rau cải: chứa nhiều thành phần dinolylmethane, sulforaphane và element selenium là các thành phần chống lại quá trình ung thư và biến đổi tế bào trong cơ thể.
  • Rượu vang đỏ: uống một chút rượu vang đỏ mỗi ngày rất tốt cho hệ tim mạch, đông thời có thể ngăn ngừa các bệnh ung thư gan, ung thư vú và ung thư dạ dày.

Cách tiêm phòng vaccine phòng ung thư cổ cung như thế nào?

Việc phòng ngừa ung thư cổ tử cung sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi phụ nữ được chủng ngừa kết hợp với khám tầm soát định kỳ. 

HPV có khoảng 120 type khác nhau, trong đó có 30 40 type HPV liên quan đến tổn thương đường sinh dục. Nhiễm HPV type 16, 18 là một trong những nguyên nhân thường gặp gây ung thư và các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo. 

Nhiễm HPV type 6, 11 dễ gây mụn cóc sinh dục. Văcxin phòng ngừa ung thư cổ tử cung chủ yếu phòng ngừa nhiễm HPV dễ gây ung thư cổ tử cung (type 16, 18), có loại văcxin phòng ngừa cả mụn cóc sinh dục (type 6, 11). HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục, do vậy, để việc phòng ngừa có hiệu quả cao nên tiêm ngừa trên những người chưa quan hệ tình dục. 

Theo khuyến cáo của Hội Ung thư Hoa Kỳ:
  • Tiêm ngừa HPV thường quy được khuyến cáo cho bé gái 11-12 tuổi, tuy nhiên có thể tiêm từ 9 18 tuổi chưa quan hệ tình dục.
  • Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới:
  • Thời điểm hiệu quả nhất để tiêm ngừa cho bé gái và phụ nữ trẻ là trước khi họ bắt đầu có quan hệ tình dục. 
  • Lưu ý: Cho dù có tiêm ngừa hay không vẫn phải tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm tế bào cổ tử cung vì có nhiều nguyên nhân khác gây ung thư cổ tử cung ngoài nhiễm HPV.
  • Lịch tiêm mỗi người là ba mũi, mũi thứ hai nhắc lại sau hai tháng, mũi thứ ba nhắc lại sau sáu tháng.
  • Trong thời gian mang thai không tiêm ngừa.
  • Để đảm bảo cho việc tiêm phòng có hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của các bác sĩ sản khoa. Ngoài ra, để trả lời câu hỏi của bạn: Bạn có bị viêm nhiễm phần phụ hay không thì bạn cần phải đi khám, các Bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh.

Cachchuabenh.net (TH)

Chú ý: Trên đây là những thông tin tham khảo về vấn đề ung thư cổ tử cung. Hãy gọi điện cho tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để nhậnđược sự tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Tổng đài tư vấn sức khỏe 1900.8909